Có Phải Cứ Mang Thai Là Sẽ Nổi Mụn?
Theo thống kê của các nhà khoa học, không phải ai cũng sẽ bị mụn khi đang mang thai. Cụ thể, có 42% phụ nữ đang mang thai bị mụn trứng cá và gần 50% người có các vấn đề về da liễu như bệnh vẩy nến, mụn viêm, chàm.
Mụn hầu như có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là trong 3 tháng đầu tiên do 2 nguyên nhân chủ yếu là: do phát triển hoạt động của tuyến dầu và do tăng nội tiết tố androgen.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Sản Phụ Khoa – Clinical Obstetrics and Gynecology, thông thường, trong vài tháng cuối thai kỳ, các tuyến dầu eccrine và tuyến bã nhờn sẽ tăng cường hoạt động hơn, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn.
Ngoài ra, trong khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ, nội tiết tố androgen trong cơ thể có thể sẽ tăng lên, đẩy mạnh hoạt động của tuyến dầu.
Những Cách Trị Mụn Hiệu Quả Dành Cho Mẹ Bầu
Theo gợi ý của các chuyên gia, để trị mụn hiệu quả, mẹ bầu hãy làm theo 9 bí quyết sau:
- Rửa mặt sạch 2 lần mỗi ngày bằng nước ấm và các chất tẩy rửa nhẹ nhàng từ thiên nhiên. Lưu ý, KHÔNG tẩy tế bào chết và sử dụng bất kỳ loại sữa rửa mặt nào có hạt để tránh tình trạng kích ứng, viêm nhiễm.
- Các chuyên gia tại Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cũng khuyên mẹ bầu có thể sử dụng các loại thuốc bôi mụn có chứa axit glycolic nếu cần.
- Khi ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên để bảo vệ làn da khỏi các tổn thương sắc tố.
- Nếu có mụn xung quanh chân tóc, bạn hãy làm sạch tóc bằng loại dầu gội dịu nhẹ.
- Ăn nhiều rau xanh, tránh các sản phẩm được làm từ sữa và có đường để hạn chế sản sinh dầu thừa.
Nếu tình trạng mụn vẫn không cải thiện, các bác sĩ sẽ điều trị cho bạn theo phác đồ sau:
- Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu được khuyên sử dụng sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit azelaic bôi trên da, và có thể tăng cường thêm thuốc uống azithromycin hoặc clarithromycin.
- Sau 3 tháng, nếu tình trạng vẫn không thuyên giảm, bạn sẽ cần uống erythromycin trong một thời gian ngắn để thanh lọc gan.
- Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp điều trị mụn hiệu quả bằng tia sáng dải hẹp UVB nếu không thể sử dụng thuốc.
- Bên cạnh đó, bạn hãy bổ sung thêm kẽm gluconat ít nhất 11mg mỗi ngày, để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt gây ra mụn (có đến 80% phụ nữ mang thai thiếu sắt trên toàn thế giới).
- Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp peel da hóa học bằng axit lactic và axit glycolic. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý KHÔNG sử dụng sản phẩm peel da có chứa axit salicylic bởi nó có khả năng gây hại cho thai nhi.
Các Sản Phẩm Điều Trị Mụn Cần Tránh Khi Đang Mang Thai
Theo Viện Da Liễu Mỹ (AAD), phụ nữ đang mang thai nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc sau:
- Retinoids có chứa Isotretinoin của các thương hiệu Absorica®, Amnesteem®, Claravis®, Myorisan®, Sotret® và Zenatane ™. Bởi Isotretinoin gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí còn có thể gây quái thai nghiêm trọng, ảnh hưởng đến não và tim.
- Tazarotene của các thương hiệu Avage®, Fabior®, Tazorac® và Zorac®. Tazarotene là dạng thuốc bôi thuộc nhóm thuốc retinoid, vì thế, nó mang lại những nguy cơ tương tự cho thai nhi mặc dù chỉ bôi qua da.
- Spironolactone của thương hiệu Aldactone®. Các thử nghiệm trên động vật đều cho thấy Spironolactone có khả năng gây hại cho thai nhi, làm rối loạn giới tính thai nhi.
Tình Trạng Mụn Sau Khi Mang Thai
Theo thống kê, có đến 20% phụ nữ bị mụn sau 5 tuần sinh con. Thời gian để cơ thể mỗi người cân bằng lại nội tiết tố, có lại làn da trước kia có thể là sau vài tuần hoặc vài tháng. Vì thế, bạn vẫn nên duy trì rửa mặt sạch bằng nước ấm hai lần mỗi ngày theo cách chăm sóc da khi đang mang thai.
Phương pháp trị mụn hiệu quả dành cho phụ nữ khi đang cho con bú tốt nhất theo lời khuyên của tiến sĩ Leslie Baumann – bác sĩ da liễu và giám đốc điều hành của Viện Nghiên Cứu Mỹ Phẩm Baumann ở Miami là:
- Kết hợp điều trị mụn bằng ánh sáng xanh như liệu trình trị mụn ánh sáng xanh biolight của Linh Đan Spa, cùng với sử dụng hoạt chất chống viêm 2% axit salicylic và 5% benzoyl peroxide hoặc kem dưỡng ẩm.
- Ngoài ra, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc uống tetracycline, kháng sinh, hoặc bôi axit azelaic, axit glycolic, axit lactic và vitamin C.
- Ngủ đủ giấc và ăn các thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ, hạn chế tiêu thụ đường và sữa để ngăn ngừa mụn quay trở lại. Để thay thế sữa bổ sung canxi, bạn có thể sử dụng bông cải xanh, hạnh nhân, đậu xanh, đậu phụ, rau chân vịt,…
Mặc dù khi mang thai, bạn có khả năng bị mụn cao, nhưng cũng không có nghĩa rằng mỗi khi nổi mụn là do bạn đã mang thai. Các nghiên cứu khoa học cũng chưa tìm ra được mối liên hệ của mụn và giới tính của thai nhi.
Giai đoạn mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, vì thế, nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hay muốn sử dụng thuốc hay kem để việc trị mụn hiệu quả, hãy liên hệ các bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn kỹ thêm về tính an toàn.
Hãy luôn là mẹ bầu đẹp, mẹ bầu hạnh phúc và mẹ bầu sáng suốt nhất để giúp con được khỏe mạnh bạn nhé!
LINH ĐAN SPA – SPA CHUẨN KHOA HỌC!