Nồng độ pH trên da là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Nó không những có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn, mà còn là lớp màng bảo vệ giúp bạn chống lại vi khuẩn mụn viêm nữa đấy.
Nếu trước giờ bạn thường xuyên chăm sóc da nhưng không mấy quan tâm đến nồng độ pH, thì đây chính là lúc bạn nên quan tâm và tìm hiểu về nó.
Nồng Độ pH Trên Da Là Gì?
Độ pH là một thước đo có chỉ số từ 0 – 14, cho biết một chất có tính axit hay bazơ. Độ pH nhỏ hơn 7 là môi trường có tính axit, pH lớn hơn 7 là môi trường có tính bazơ kiềm.
Nồng độ pH trên làn da khỏe mạnh bình thường sẽ có chỉ số dao động từ 5,4 – 5,9, là làn da có tính axit nhẹ nhờ “lớp phủ axit”, hay còn gọi là lớp sừng trên bề mặt da.
Ảnh Hưởng Của Nồng Độ pH Đối Với Sức Khỏe Làn Da
Theo nghiên cứu khoa học, nồng độ pH trên da ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị mụn hiệu quả.
- Ảnh Hưởng Của Nồng Độ pH Thấp Trên Da
Nếu nồng độ pH thấp ở ngưỡng 4 – 4.5, mang tính axit, lớp sừng trên da sẽ được hoàn thiện, trở thành màng chắn bảo vệ da chống lại vi khuẩn gây mụn, giúp điều trị mụn hiệu quả.
Da có nồng độ pH thấp còn có khả năng làm giảm sự hình thành nếp nhăn. Theo một nghiên cứu vào năm 2018, khi sử dụng sản phẩm làm giảm độ pH xuống 4 trong vòng 4 tuần, làn da của những người lớn tuổi đã giảm bớt độ sần sùi hơn hẳn.
Ngoài ra, lớp sừng trên da còn có chức năng giúp các liên kết tế bào da nhanh chóng phục hồi, giúp da chống lại tác động khói bụi từ bên ngoài, loại bỏ tế bào chết, xóa mờ nếp nhăn cùng các đốm đồi mồi.
- Ảnh Hưởng Của Nồng Độ pH Cao Trên Da
Ngược lại, nồng độ pH cao mang tính kiềm sẽ làm lớp sừng yếu đi, làm mất khả năng bảo vệ da, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công, tăng nguy cơ tái phát mụn.
Nồng độ pH cao vượt ngưỡng 5,5 sẽ làm giảm khả năng hoạt động của chất chống vi khuẩn tự nhiên dermcidin trên da, làm vi khuẩn gây mụn tăng lên, ngăn cản việc điều trị mụn hiệu quả.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu, những bệnh nhân bị chàm cũng thường có nồng độ pH tại vùng da bị ảnh hưởng cao hơn so với người không mắc bệnh.
Lớp sừng bảo vệ suy yếu cũng là nguyên nhân gây tình trạng viêm da, khiến bệnh vảy nến ở 7,5 triệu người tại Hoa Kỳ ngày càng trở nên trầm trọng.
Phương Pháp Điều Trị Giúp Cân Bằng Nồng Độ pH
Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy chỉ đơn giản bằng việc rửa mặt thường xuyên bằng nước, bạn sẽ có thể làm tăng nồng độ pH trên da, cung cấp thêm lượng ẩm cần thiết.
Hãy cân nhắc lựa chọn sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có độ pH thấp, có chứa các thành phần mang tính axit như: axit alpha-hydroxy (axit lactic, axit glycolic), retinol, axit ascorbic dạng vitamin C hoặc axit kojic.
Với làn da mụn, tổ chức PubMed Health khuyên bạn nên sử dụng sữa rửa mặt có nồng độ pH 5,5. Nếu bạn lựa chọn sử dụng sữa rửa mặt có nồng độ pH cao, hãy sử dụng kèm theo toner là chất lỏng giúp bạn tái cân bằng độ pH sau khi rửa mặt.
Bên cạnh đó, sử dụng nước tẩy trang Micellar Water cũng là một trong những cách vừa giúp bạn lau sạch lớp bụi bẩn và chất nhờn, vừa giúp da cân bằng độ pH trên da.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên giúp giảm nồng độ pH trên da như hỗn hợp nước giấm táo hoặc nước chanh pha loãng với nước. Nhưng hãy lưu ý, các hỗn hợp này không phù hợp với làn da nhạy cảm.
Bạn thấy đó, nồng độ pH cân bằng trên da đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì thế, khi bạn chọn mua các loại mỹ phẩm, hãy xem xét cẩn thận nồng độ pH và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Và mặc dù là một bước quan trọng hỗ trợ điều trị mụn nhưng nồng độ pH không thể tiêu diệt được mọi vi khuẩn. Vì thế, để thật sự trị mụn hiệu quả, bạn cần kết hợp cả việc chăm sóc da cân bằng pH cùng với một liệu trình trị mụn hiệu quả tại Linh Đan Spa, giúp bạn tìm lại làn da mịn màng.
Hãy nhanh chóng inbox đặt lịch cho Linh Đan để xóa sạch lớp mụn đáng ghét trên mặt bạn nhé!
LINH ĐAN SPA – SPA CHUẨN KHOA HỌC!!!